Kinh tế thế giới ngày càng phát triển làm cho hạ tầng kỹ thuật cũng phát triển hơn do chúng ta có thể bỏ ra số tiền lớn hơn và quan tâm hơn đến phát triển lĩnh vực này. Vì thế chúng ta ngày càng thấy xuất hiện nhiều hơn các tòa nhà cao tới tận hàng tram mét.
Vậy khi nhìn vào đó có khi nào bạn thắc mắc rằng việc di chuyển trong các tòa nhà đó sẽ diễn ra thế nào khi mà số lượng tầng quá lớn với chiều cao có khi lên đến 500-700m. câu trả lời chỉ có thể dựa vào những chiếc thang máy mà thôi.
Chúng có thể được xem như xương sống của tòa nhà, là phần cốt lõi nhất để việc hình thành các tòa nhà này mang tính thực tiễn. Vậy những chiếc thang máy ở trên những tòa nhà chọc trời đó có khác gì những chiếc thang máy mà chúng ta sử dụng hàng ngày. Hãy cùng tìm hiểu qua bài viết sau?
Bài toán khó cho các tòa nhà chọc trời đã được giải

Trước đây, vấn đề lắp đặt một chiếc thang máy gia đình, thang máy cho những dự án tòa nhà cao tầng luôn là bài toán khó cho các chuyên gia trên toàn thế giới. Chỉ khi họ nghĩ ra được biện pháp giải quyết cho những chiếc thang ở đây thì những tòa nhà này mới có thể đi vào thực tiễn sử dụng được.
Tuy nhiên, qua thời gian cùng với sự phát triển của khoa học và công nghệ, các chuyên gia đã dần dần tháo được các nút thắt và tìm ra phương án để có thể xây dựng được hệ thống thang máy trong các tòa nhà này cũng như việc di chuyển tại những nới như vây.
Tính toán số lượng thang máy phù hợp
Các tòa nhà có chiều cao càng lớn thì thời gian thang máy di chuyển hết một lượt càng lâu. Vì thế các nhà lắp đặt phải tính toán sao cho tình trạng kẹt thang ít xảy ra nhất. Việc xác định được lượng người sử dụng, thời gian chờ, nhu cầu vào giờ cao điểm, số lượng nhà hay các văn phòng cho thuê… là các yếu tố quyết định để bạn lắp đặt bao nhiều chiếc thang máy trong tòa nhà này.
Tối ưu việc sử dụng bằng cách lắp đặt thang xếp chồng
Thông thường thì những tầng dưới thấp sẽ được cho thuê làm các trung tâm thương mại, các văn phòng của công ty vì thế mật độ người ra vào ở các tầng này lớn nên những thang máy di chuyển lên các tầng này có tải trọng lớn, và cabin thang máy thường rộng để có thể tải được nhiều khách nhất có thể, tránh tình trạng nghẽn thang vào giờ đi làm hay tan tầm.
Còn ở các tầng phía trên giành cho các hộ gia đình thường xuyên sinh sống sẽ được bố trí các thang máy nhỏ hơn vì tần suất sử dụng ở đây thấp hơn. Những chiếc thang máy ở tầng dưới được ví như là trung gian vận chuyển để lên tầng cao hơn. Hay có thể thiết lập hệ thống thang máy riêng cho các văn phòng, trung tâm thương mại và phần chung cư phía trên.

Tháp Taipei 101 – Đài loan
Ví dụ điển hình mà chúng ta có thể tìm hiểu ở đây là thang máy tại tòa tháp Đài Bắc 101 được coi như là niềm tự hào của Đài Loan, một biểu tượng của thành phố này và được ghi nhận là tòa nhà cao nhất thế giới từ tháng 3 năm 2004 đến ngày 10 tháng 3 năm 2010 với 101 tầng và chiều cao lên đến 509,2 m (1.671 ft).
Có đến 50 thang máy phục vụ cho khối văn phòng, đặc biệt có 2 thang máy đôi được đưa vào sử dụng do công ty Toshiba Elevator and Building Systems Corporation (TELC) của Nhật Bản thi công lắp đặt và lập kỷ lục về thang máy nhanh nhất thế giới
Thang máy ở đây có thể đưa du khách tham qua di chuyển từ tầng 5 lên đến đài quan sát ở tầng 89 chỉ mất 37 giây. Vì lên cao nên việc trang bị hệ thống kiểm soát áp suất cũng như điều chỉnh sao cho phù hợp với không khí tại độ cao ấy được quan tâm đặc biệt.
Thang máy cũng phải được thiết kế sao cho với tốc độ nhanh chóng mặt như thế nhưng vẫn phải đảm bảo được độ êm, không gây ra tiếng ồn lớn do va chạm với không khí và tiết kiệm được năng lượng. Và hệ thống chống quá xung ba tầng lần đầu tiên được đưa vào sử dụng trên thế giới.
Hệ thống hãm phanh cũng là một trong những hệ thống tiên tiến nhất hiện nay giúp xử lý các tình huống khẩn cấp một cách chính xác và đảm bảo độ an toàn nhất cho người sử dụng.
Tìm hiểu thêm: