Sự hình thành thang máy vũ trụ
Từ khi có ý tưởng hình thành nên chiếc thang máy vũ trụ nó đã được rất nhiều người quan tâm đặc biệt là các nhà khoa học vũ trụ và các phi hành gia. Vậy chiếc thang máy này sẽ được xây dựng như thế nào và nó giúp ích gì cho cuộc sống của chúng ta ở hiện tại và cả tương lai?
Nội dung trong bài viết:
Từ ý tưởng để tiết kiệm chi phí vào vũ trụ
Vào năm 1981 đã có một dấu mốc quan trọng đối với ngành khoa học không gian đó là việc chiếc phi thuyền đầu tiên của Colombia bay vào vũ trụ. Và kể từ đó đã có khoảng 100 chiếc nữa cũng đã được bay vào không gian. Tuy nhiên chi phí để thực hiện một chuyến đi như vậy là không hề nhỏ. Người ta tính ra rằng để vận chuyển 1 kg tải trọng vào vũ trụ mất tới 22.000 đô tương đương với 440 triệu VNĐ. Vì thế các nhà khoa học đã tìm mọi cách để có thể nghiên cứu làm sao cho chi phí này giảm xuống mức thấp nhất. Và ý tưởng chiếc thang máy không gian đã ra đời từ đây. Người ta cũng nói rằng việc chế tạo thành công chiếc thang máy này nó sẽ tiết kiệm chi phí đến khoảng 50-100 lần.
Thang máy vũ trụ là gì?
Về cơ bản thì những bộ phận cấu thành nên một chiếc thang máy vũ trụ bao gồm: Cable để nối giữa thang và Trái đất. Vị trí đặt ở Trái Đất thường là ở vũng Biển ở Xích đạo. Phần còn lại chính là đối trọng được đặt ngoài vũ trụ. Chiếc thang máy sẽ được gắn vào trục cáp này để di chuyển người và hàng hóa từ trái đất. Dự kiến chiều dài chiếc cable có thể lên đến 100.000 km. Nó cao hơn cả những chiếc vệ tinh do thám được đặt quanh Trái đất hiện nay.
Phần quan trọng nhất và đóng vai trò như là chiếc xương sống của chiếc thang là phần trục cáp. Những chiếc thang máy thông thường thì phần trục này thường phải vững chắc to và rộng. Còn chiếc thang máy vũ trụ này thì phần trục cáp lại trái ngược hoàn toàn. Nó dự kiến chỉ rộng có vài cm và cực kỳ mỏng. Chúng ta có thể hình dung nó giống như dải lua. Với chiều dài gấp nhiều lần chiều rộng của nó. Vậy chất liệu của sợi dây cáp này phải được cấu tao từ chất liệu nào và làm thế nào mà nó có thể kéo vật lên đến độ cao như thế.
Cấu tạo của hệ thống trục cáp
Xét về độ bền thì không kim loại nào có thể vượt qua được kim cương. Tuy nhiên bên thôi chưa đủ mà để có thể vận chuyển người và vật dụng lên độ cao khoảng 100.000km thì chiếc cáp này phải thỏa mãn các tiêu chí như: Bền, nhẹ và phải linh hoạt.
Các nhóm nghiên cứu đã đưa ra rất nhiều ý tưởng tuy nhiên việc tìm ra một chất liệu thỏa mãn tất cả các điều kiện trên quả thật là điều khó khăn. Nhưng không bỏ cuộc, cuối cùng các nhà khoa học đã nghiên cứu ra vật liệu làm từ ống các bon nano (carbon nanotube). Đây cũng là vật liệu được biết đến như người anh em của kim cương. Nó có cấu tạo hóa học giống như thế. Nó đáp ứng đủ những yêu cầu khắt khe nhất. Cứng như kim cương, bền hơn thép và cực kỳ linh hoạt. Việc nghiên cứu ra chất liệu này đã tạo nên cho các nhà khoa học niềm tin vững chắc hơn để có thể chế tạo và phát triển nên chiếc thang máy không gian trong tương lai.
Những lợi ích khác từ việc lắp đặt chiếc thang máy vũ trụ
Chúng ra sẽ không phải mất công lắp đặt các trung tâm, căn cứ trực tiếp trên các hành tinh mà chúng ta có thể nhờ chiếc thang máy vũ trụ làm bệ phóng các căn cứ vào không gian giúp cho việc nghiên cứu dễ dàng hơn rất nhiều.
Ngoài ra chúng ta có thể kỳ vọng hơn nữa về sự phát triển của viễn thông, quân sự và khoa học vũ trụ có thể phát triển hơn.
Đấy là những lợi ích được mở rộng hơn nữa so với việc chỉ chế tạo chiếc thang máy vũ trụ nhằm để tiết kiệm chi phí vận chuyển và chi phí nhiên nguyên liệu.
Sẽ có những dự án phát triển vật liệu ống các bon nano mà từ đó việc chế tạo nên những chiếc thang máy không gian sẽ có thể trở thành hiện thực. Bắt đầu từ những chiếc thang chinh phục độ cao khoảng 1000km và sẽ còn phát triển hơn nữa. Nó sẽ giúp khoảng các giữa con người và vũ trụ trở nên gần hơn bao giờ hết. Việc chinh phục vũ trụ của con người sẽ không còn phải quá khó khăn, vất vả và tốn kém như hiện nay nữa.
Tags: thang máy mini
- Đội ngũ hỗ trợ - Tháng mười 11, 2024
- Yêu cầu tư vấn - Tháng mười 11, 2024
- Thang máy không trọng lực - Tháng mười 11, 2024