Thang máy mất điện có gây nguy hiểm không? Đó là thắc mắc mà rất nhiều chủ đầu tư và người sử dụng để giải đáp. Thang máy mất điện là một hiện tượng không hiếm trong quá trình xử dụng thang máy. Vậy phải làm gì khi thang máy bị mất điện để có thể đúng kỹ thuật, đảm bảo an toàn cho người sử dụng và thiết bị.
Thang máy mất điện có nguy hiểm không?
Thang máy ngày càng trở nên phổ biến trong các tòa nhà cao tầng, chung cư, văn phòng, trung tâm thương mại. Tuy nhiên, không ít người vẫn lo sợ khi sử dụng thang máy, đặc biệt là khi gặp sự cố thang máy mất điện đột ngột. Vậy nếu đang ở trong thang máy mà điện bị cắt, bạn cần phải làm gì để giữ an toàn cho bản thân? Bài viết dưới đây sẽ cung cấp hướng dẫn chi tiết và dễ hiểu nhất để bạn xử lý đúng cách khi rơi vào tình huống này.
Nếu bạn chuẩn bị lắp đặt thang máy thì cần quan tâm tới yếu tố này. Thang máy hiện nay đều được trang bị 2 chức năng để phòng việc bị thang máy mất điện đột ngột.
- Cấp nguồn điện dự phòng: Khi mất điện sẽ tự động lấy nguồn từ nguồn dự phòng, nhờ nguồn này thang máy có thể tiếp tục hoạt động hoặc kích hoạt tính năng tự cứu hộ.
- Chức năng tự cứu hộ: VD: MELD – Mitsubishi Emergency Landing Device) cho dòng thang máy Mitsubishi. Nhờ tính năng này thang máy sẽ được tự động đưa về tầng gần nhất, sau đó tự động mở cửa để người dùng đi ra ngoài.
Nếu không có 2 hệ thống này, bạn sẽ phải cứu hộ thang máy thủ công. Để đảm bảo thuận tiện, khi lắp đặt thang máy gia đình, bạn nên lắp đặt thêm 2 chức năng kể trên.
Xem thêm: Nguyên lý làm việc thang máy khi bị mất điện.
Sự cố khi thang máy mất điện
Nếu thang máy không có điện dự phòng?
Trong tình huống thang máy mất điện thì bạn cũng đừng lo lắng, nếu thang không có nguồn điện dự phòng bạn có thể gọi cứu hộ từ bên ngoài bằng 2 cách. Cách đơn giản nhất là bấm chuông ở trong thang máy để thông báo cho người bên ngoài biết hoặc gọi điện thoại. Đừng quá hoảng loạn.
Thang máy mất điện, ở trong lâu có gây ngạt thở không?
Không, bạn ở trong đó bao lâu cũng không gây ngạt thở. Bởi thang máy đều được trang bị các lỗ thông gió trên nóc và dưới sàn, do đó lượng không khi sẽ luôn luôn đảm bảo đủ cho bạn. Vì thế bạn không có gì phải lo lắng, kể cả bạn bị kẹt ở trong đó. Đừng cậy cửa thang máy vì nó cực kỳ nguy hiểm (VD: Bạn không biết thang đang dừng ở đâu, thang máy có thể có điện bất kỳ khi nào).
Khi thang máy mất điện, các bộ phận khống chế tốc độ, ray dẫn hướng sẽ ghim chặt và giữ thang máy lại, do đó không có chuyện mất điện hay ở trong đó lâu mà thang máy sẽ bị rơi tự do. Nói tóm lại, trong mọi trường hợp bạn không cần lo lắng, hoảng hoạn hay la hét, bình tĩnh là vàng.
Hướng dẫn xử lý khi thang máy mất điện
Trái với lo lắng của nhiều người, việc thang máy mất điện và dừng lại khi mất điện không gây nguy hiểm ngay lập tức. Các loại thang máy hiện đại đều được trang bị hệ thống an toàn, như bộ hãm tốc, bộ cứu hộ tự động, hệ thống điện dự phòng. Những hệ thống này có khả năng giữ cabin cố định, tránh trôi hoặc rơi tự do, và trong nhiều trường hợp có thể đưa thang máy về tầng gần nhất để mở cửa. Vì vậy, điều quan trọng nhất là người bên trong phải bình tĩnh và xử lý tình huống một cách hợp lý.
Giữ bình tĩnh là bước đầu tiên và quan trọng nhất
Khi thang máy mất điện dừng lại đột ngột, việc đầu tiên bạn cần làm là giữ bình tĩnh. Không nên la hét, đập cửa hay cố gắng thoát ra bằng mọi giá. Những hành động này không giúp ích, thậm chí có thể gây nguy hiểm. Việc hoảng loạn chỉ khiến bạn kiệt sức, tâm lý bất ổn và khó xử lý các bước tiếp theo một cách hợp lý. Hãy đứng yên, hít thở đều, tự trấn an mình và cố gắng giữ không khí trầm tĩnh bên trong cabin, nhất là nếu có trẻ nhỏ, người già hoặc người bệnh đi cùng.
Sử dụng nút gọi khẩn cấp trong cabin
Hầu hết các cabin thang máy hiện nay đều được trang bị nút gọi khẩn cấp (emergency call). Đây là phương tiện liên lạc trực tiếp với bộ phận kỹ thuật, bảo vệ tòa nhà hoặc tổng đài của công ty cung cấp dịch vụ thang máy. Bạn nên nhấn và giữ nút này trong vài giây để đảm bảo tín hiệu được gửi đi rõ ràng khi thang máy mất điện.
Khi thang máy mất điện, nếu có loa liên lạc hai chiều trong cabin, hãy nói rõ tình trạng và yêu cầu được hỗ trợ. Nhân viên kỹ thuật sẽ hướng dẫn bạn tiếp theo cần làm gì và thông báo thời gian có thể giải cứu.
Gọi điện thoại nếu có sóng
Trong khi thang máy mất điện, nếu điện thoại của bạn vẫn có sóng, hãy gọi đến ban quản lý tòa nhà, bảo vệ hoặc người thân để thông báo sự cố. Cung cấp thông tin về vị trí thang máy, số hiệu thang máy, số người bên trong và bất kỳ thông tin đặc biệt nào như có người đang bị bệnh, trẻ nhỏ hoặc phụ nữ mang thai. Không nên lãng phí pin vào các hoạt động không cần thiết như quay video, đăng mạng xã hội, vì bạn có thể cần pin điện thoại để liên lạc thêm sau đó.
Tuyệt đối không cố mở cửa cabin hoặc trèo ra ngoài
Đây là nguyên tắc an toàn quan trọng nhất khi thang máy mất điện. Cabin thang máy có thể đang ở giữa hai tầng hoặc không ở vị trí cố định. Việc tự ý mở cửa hoặc cố trèo ra ngoài khi không có sự hỗ trợ từ kỹ thuật viên có thể dẫn đến tai nạn nghiêm trọng nếu cabin bất ngờ hoạt động lại. Bạn chỉ nên rời khỏi cabin khi đội cứu hộ chuyên nghiệp đã đến và có hướng dẫn cụ thể.
Giữ không khí và năng lượng trong thời gian chờ
Thang máy được thiết kế có lỗ thông gió và trong nhiều trường hợp vẫn có đèn và quạt nhờ nguồn điện dự phòng. Bạn hoàn toàn có thể thở bình thường, không lo bị ngạt. Hạn chế vận động, giữ sức, tránh căng thẳng tâm lý và nếu có nước thì nên uống từ từ để giữ cơ thể ổn định. Nếu đi cùng người khác, hãy động viên và hỗ trợ nhau giữ bình tĩnh trong thời gian chờ cứu hộ.
Ghi nhớ số hiệu thang máy và thông tin cứu hộ
Khi sử dụng thang máy, bạn nên tập thói quen ghi nhớ các thông tin cơ bản như: số hiệu thang máy, số tầng của tòa nhà, các biển hướng dẫn trong cabin và số điện thoại hỗ trợ kỹ thuật nếu có. Việc chủ động trang bị những thông tin này giúp bạn xử lý nhanh hơn và cung cấp được thông tin chính xác cho đội cứu hộ nếu có sự cố xảy ra.
Trang bị kỹ năng xử lý tình huống
Ngoài việc nắm các bước xử lý cơ bản, bạn nên tìm hiểu thêm các kỹ năng sinh tồn khi ở trong không gian kín, kỹ năng điều hòa hơi thở, giữ tinh thần ổn định trong thời gian dài. Với người làm việc hoặc sinh sống thường xuyên ở chung cư, cao ốc, việc hiểu biết về an toàn thang máy là cần thiết, giống như việc học cách thoát hiểm khi có hỏa hoạn.
Quy trình cứu hộ thang máy khi mất điện
Tiếp nhận và xác minh thông tin sự cố
Khi có thông báo thang máy mất điện, bộ phận lễ tân, bảo vệ hoặc quản lý tòa nhà cần nhanh chóng tiếp nhận thông tin và xác minh tính chính xác. Thông tin cần ghi nhận gồm: số hiệu thang máy, tầng nghi ngờ thang bị kẹt, số người đang ở trong cabin, thời điểm xảy ra sự cố và tình trạng tâm lý của người bên trong.
Nếu có hệ thống intercom hoặc loa đàm thoại nội bộ trong cabin, hãy liên hệ với người bị kẹt để trấn an và yêu cầu giữ bình tĩnh, không tự ý mở cửa hay thoát ra ngoài. Trường hợp không thể liên lạc được, cần xử lý theo quy trình cứu hộ khẩn cấp.
Ngắt nguồn điện và kiểm tra hệ thống
Trước khi tiến hành cứu hộ thang máy mất điện, kỹ thuật viên cần ngắt hoàn toàn nguồn điện cấp cho thang máy để đảm bảo an toàn. Sau đó, kiểm tra tủ điều khiển thang máy, tình trạng bộ cứu hộ tự động (ARD) hoặc hệ thống điện dự phòng (UPS). Nếu bộ cứu hộ vẫn hoạt động, có thể đưa cabin về tầng gần nhất để giải phóng hành khách.
Trường hợp hệ thống không phản hồi, cần xác định cabin đang dừng ở vị trí nào (trên hay dưới tầng), từ đó lựa chọn phương án tiếp cận phù hợp.
Xác định vị trí cabin thang máy
Kỹ thuật viên cần xác định chính xác khi thang máy mất điện, cabin đang dừng ở giữa tầng nào bằng cách quan sát từ tầng trên xuống hoặc tầng dưới lên qua khe cửa. Trong một số trường hợp, có thể xác định qua hệ thống hiển thị tầng tại phòng điều khiển hoặc bảng hiển thị ngoài cửa tầng. Xác định đúng vị trí cabin là bước quan trọng để mở cửa đúng tầng, tránh mở sai vị trí gây nguy hiểm cho người bị kẹt và người thực hiện cứu hộ.
Di chuyển cabin về tầng gần nhất
Nếu không có hệ thống cứu hộ tự động, cần quay tay cabin bằng cơ. Việc quay cabin thường thực hiện tại phòng máy (đối với thang máy có phòng máy) hoặc hố PIT (đối với thang máy không phòng máy). Kỹ thuật viên dùng thiết bị quay tay để di chuyển cabin về đúng vị trí bằng với sàn tầng gần nhất. Quá trình này phải được thực hiện từ từ, có người giám sát trực tiếp tại tầng để canh chuẩn vị trí cabin và đảm bảo dừng đúng tầng.
Mở cửa cabin và giải thoát hành khách
Thang máy mất điện, sau khi cabin được đưa về tầng phù hợp và đã dừng hẳn, kỹ thuật viên sử dụng chìa khóa chuyên dụng để mở cửa tầng và cửa cabin. Khi mở cửa, cần đảm bảo cabin đã bằng sàn, ổn định, không còn di chuyển. Khi hành khách thoát ra, cần hướng dẫn họ di chuyển chậm rãi, không chen lấn. Nếu cabin vẫn lệch sàn, tuyệt đối không cho người thoát ra ngoài cho đến khi cabin được cố định lại chắc chắn.
Hỗ trợ y tế và chăm sóc sau cứu hộ
Nếu trong cabin có người bị ngất, khó thở, hoảng loạn hoặc có dấu hiệu mất bình tĩnh nghiêm trọng, cần gọi ngay lực lượng y tế hỗ trợ. Trong thời gian chờ y tế khi thang máy mất điện, có thể cho người bị ảnh hưởng uống nước, ngồi nghỉ và theo dõi tình trạng sức khỏe tạm thời. Ban quản lý nên có sẵn bộ sơ cứu, nước uống và ghế nghỉ tại khu vực gần thang máy để hỗ trợ người vừa thoát khỏi sự cố.
Kiểm tra, vận hành lại và lập biên bản sự cố
Sau khi hoàn thành cứu hộ, không nên cho thang máy mất điện hoạt động trở lại ngay. Kỹ thuật viên cần kiểm tra toàn bộ hệ thống thang máy mất điện: bộ điều khiển, tín hiệu cảm biến, hệ thống điện, hệ thống phanh, bảng điều khiển trong cabin. Thử chạy thang máy không tải và có tải nhẹ để đánh giá độ ổn định. Nếu hệ thống hoạt động bình thường, mới được phép cho sử dụng lại. Tất cả quá trình cần được ghi lại trong biên bản: thời gian xảy ra sự cố, thời gian cứu hộ, số người bị kẹt, nguyên nhân ban đầu, cách xử lý và kiến nghị sửa chữa.
Tập huấn nội bộ và nâng cao kỹ năng ứng phó
Định kỳ, ban quản lý tòa nhà cần phối hợp với đơn vị bảo trì thang máy tổ chức tập huấn quy trình cứu hộ cho nhân viên kỹ thuật, bảo vệ và bộ phận vận hành. Nội dung nên bao gồm: kỹ năng nhận diện sự cố, liên lạc với người bị kẹt, thao tác quay tay, mở cửa bằng chìa chuyên dụng, hướng dẫn thoát hiểm và xử lý khẩn cấp. Ngoài ra, cần phổ biến hướng dẫn sử dụng thang máy an toàn đến cư dân, nhân viên hoặc khách ra vào tòa nhà để nâng cao ý thức phòng ngừa rủi ro.
Cứu hộ thang máy mất điện là một quy trình không thể làm qua loa hay tự phát. Nó đòi hỏi sự phối hợp giữa kỹ thuật chuyên môn, thiết bị cứu hộ và kỹ năng xử lý tình huống khẩn cấp. Mỗi tòa nhà nên chủ động xây dựng kịch bản ứng phó chi tiết, chuẩn bị sẵn nguồn lực và không ngừng nâng cao kỹ năng cho đội ngũ vận hành.
Chỉ khi thực hiện nghiêm túc và đúng quy trình, sự an toàn của người sử dụng thang máy mới được đảm bảo một cách tối đa. Để đảm bảo an toàn cho bản thân và gia đình, chủ đầu tư, người sử dụng cần trang bị các kiến thức an toàn và lưu ý và cho bản thân và người xung quanh.
Thang máy mất điện khi đang sử dụng là một sự cố không ai mong muốn nhưng hoàn toàn có thể xảy ra. Quan trọng nhất là bạn phải giữ bình tĩnh, không hành động thiếu suy nghĩ, và làm đúng theo các bước xử lý đã được hướng dẫn. Khi bạn có kiến thức, tâm lý vững vàng và biết cách gọi trợ giúp đúng lúc, nguy cơ bị thương hoặc hoảng loạn sẽ giảm đi rất nhiều.
Hãy chia sẻ bài viết này để nhiều người cùng biết và chuẩn bị sẵn sàng cho những tình huống bất ngờ có thể xảy ra trong cuộc sống hàng ngày.
“Thang máy Anh Khang – Không ngừng phát triển”. Liên hệ ngay qua SĐT 0974.558.223 để được tư vấn chi tiết!