Động cơ thang máy có hộp số và không hộp số – Có phòng máy và không phòng máy

Đông cơ thang máy được chi ra làm 2 loại: Đông cơ có hộp số và động cơ không hộp số.

Tên gọi khác: Motor thang máy, Motor kéo thang máy, Mô tơ thang máy, Máy kéo thang máy.

Để phân biệt được và cân nhắc nên sử dụng loại động cơ thang máy nào hãy đọc bài viết này nhé!

Trong bài viết này chúng ta sẽ tìm hiểu về các loại động cơ trong thang máy. Nguồn gốc xuất xứ, ưu nhược điểm của mỗi loại thang máy.

Nội dung khác: Xây dựng hố thang máy bằng khung thép hay khung bê tông

Loại động cơ thang máy có hộp số, thang máy có phòng máy

Hãng chuyên sản xuất thang máy có hộp số dành cho có phòng máy: Thang máy Fuji ( Thái Lan), Hitachi ( Nhật Bản )

Hãng chuyên sản xuất thang máy không hộp số dành cho công trình không phòng máy: Thang máy Mitsubishi ( Thái Lan)

Thông tin tham khảo:

Hình ảnh về động cơ thang máy

Động cơ thang máy

Các loại động cơ thang máy

Đối với thang máy gia đình thì sau khi lắp đặt thang máy xong việc bảo trì, bảo hành thang máy là điều vô cùng quan trọng. Ưu điểm của thang máy sử dụng động cơ có hộp số, có phòng máy là thuận lợi cho cả quá trình lắp đặt và bảo trì này.

Ngoài ra còn điều quan trọng hơn là cứu hộ. Đối với thang máy có phòng máy việc cứu hộ thang trở nên đơn giản hơn rất nhiều. Người sử dụng thang có thể tự cứu hộ được mà không cần nhờ đến kỹ thuật thang máy. Sau khi cứu hộ thang máy xong mới gọi người bên công ty thang máy đến. Việc này tạo thuận lợi rất lớn cho người sử dụng không bị động trong các tình huống bất ngờ xảy ra.

Hình ảnh động cơ thang máy có hộp số

Động cơ thang máy

Động cơ thang máy có hộp số

Một số thông số cơ bản của thang máy có phòng máy sử dụng động cơ không hộp số.

  • Động cơ thang máy: Mitsubishi – 3.7Kw
  • Điều khiển tín hiệu, điều khiển động lực – made in Japan
  • Kích thước hố thang máy: 1500mm x 1500mm (có thể giảm nhỏ hơn theo yêu cầu sử dụng)
  • Điện năng cung cấp: 3 phase hoặc 1 phase.
  • Chiều cao OH của thang máy có phòng máy : 3500mm – 3800mm
  • Phòng máy: 1300mm

Loại thang máy không phòng máy sử dụng Motor thang máy không hộp số

Hình ảnh động cơ thang máy không hộp số

Động cơ thang máy

Động cơ thang máy không hộp số

Thang máy không phòng máy được sử dụng nhiều trong các khu đô thị. Nguyên do là nó có thể giảm cho chúng ta khoảng 1m chiều cao xây dựng. Điều này hữu ích đối với các công trình cần tiết kiệm chiều cao.

Motor thang máy không hộp số có ưu điểm về chiều cao và làm cho thang máy tiết kiệm điện. Một chiếc thang máy không phòng máy nếu sử dụng cho gia đình sẽ giảm cho bạn khoảng từ 30 – 50 nghìn đồng 1 tháng, một số tiền cũng không quá lớn.

Ưu điểm của thang máy không phòng máy nhiều nhưng hạn chế của nó là giá thang máy sẽ tăng hơn so với thang máy có phòng máy sử dụng động cơ thang máy không hộp số.

Tham khảo: Giá thang máy Mitsubishi

Một số  các đặc điểm kỹ thuật cơ bản của thang máy không phòng máy

Chi tiết hơn về: thang máy không phòng máy

  • Công suất máy kéo thang máy: Máy thang máy Fuji hoặc Montanari: Công suất 2.2 – 3.3 Kw – Made in Thailand – Made in Italia
  • Kích thước hố thang máy: 1500m x 1500mm ( Có thể thay đổi theo hiện trạng công trình)
  • OH: 4200mm
  • Phòng máy : Không có
  • Điều khiển tín hiệu – made in Japan

thang máy không phòng máy

Thang máy gia đình không phòng máy chất lượng cao

Câu hỏi 1: Tôi muốn lắp đặt thang máy có tải trọng 400kg cho nhà 6 tầng xây phòng máy nhưng giờ tôi muốn đổi sang không phòng máy có được không, chuyển đổi có phức tạp không?

⏩⏩ Trả lời: Vẫn chuyển đổi được miễn sao hố của thang máy thiết kế ban đầu giống nhau. Chỉ cần bổ sung thêm phần dầm đặt máy cho loại thang máy gia đình không phòng máy là được.

Câu hỏi 2: Hố thang máy không phòng máy có phải làm móc treo pa lăng không?

⏩⏩ Trả lời: Có! Móc treo pa lăng phục vụ trong quá trình lắp đặt và sửa chữa sau này nên dù lắp loại thang nào cũng phải làm móc treo pa lăng.

Câu hỏi 3: Tủ điều khiển đặt ở đâu nếu sử dụng thang máy không có phòng máy?

⏩⏩ Trả lời: Bạn không cần phải lo lắng về điều này vì tủ điều khiển đặt được ở nhiều vị trí, nếu gần với máy kéo thì sẽ tiết kiệm được chi phí dây diện. Tủ điện thường được thiết kế nhỏ nhưng cao để có thể đặt cạnh khung bao cửa tầng ở trên cùng

Câu hỏi 4: Có phải trát bên trong hố thang không?

⏩⏩ Trả lời: Không cần thiết bởi vì thang máy gia đình không phòng máy có kích thước nhỏ nên nếu trát sẽ càng làm hố thang bé hơn.

Câu hỏi 5: Vận hành của thang máy không phòng máy êm hơn so với có phòng máy có đúng không?

⏩⏩ Trả lời: Điều này không đúng bởi vì vận hành êm hay không là do quyết định của biến tần và rail dẫn hướng. Nên nếu thang không phòng máy mà sử dụng rail chất lượng kém hoặc không chuẩn thì khi chạy vẫn rung giật bình thường.

Vị trí lắp đặt của máy kéo không hộp số và máy kéo có hộp số

Dưới đây là hình ảnh của vị trí lắp đặt của 2 loại động cơ:

vị trí đặt động cơ thang máy có hộp số và không hộp số

Vị trí đặt động cơ thang máy của 2 loại

Bên trái: là động cơ không phòng máy, được gác lên đài I nằm dưới sàn phòng máy – Vị trí đặt cao hơn sàn tầng trên cùng khoảng 3800mm.

Bên phải: Là vị trí đặt động có phòng máy, được gác lên sàng của phòng máy thang máy.

Lắp đặt máy kéo vào lúc nào trong quá trình lắp thang máy

Thang máy được cấu tạo từ nhiều các bộ phận khác nhau. Máy kéo thang máy là thiết bị rời nặng nhất trong thang máy, có trọng lượng từ 100kg – 500kg tùy loại động cơ và tải trọng. Động cơ thang máy được kéo lên khu vực đặt ngay khi bắt đầu lắp thang máy và lắp vào hệ đài y chịu lực khi lắp xong sàn cabin thang máy, ngay trước khi lắp cửa thang máy.

Lắp tời thiết bị

Móc tời vào móc treo ba lăng được thiết kế sẵn dùng để vận chuyển thiết bị thang máy lên các tầng cần lắp.

Thả rọi thang máy

Thả rọi hay còn gọi là thả trì nhằm định hình hướng thẳng đứng của rail thang máy khi nối ghép trong quá trính lắp đặt cơ khí

Lắp rail thang máy

Rail được lắp 2 rail cabin và 2 rail đối trọng. Được lắp từ dưới lên trên, 4 rail bốn góc đầu tiên rất quan trọng khi lắp rail.

Lắp khung cabin thang máy

Khung cabin được ghép khi lắp 4 cây rail đầu tiên xong. ( Lưu ý lắp sàn cabin trước, sau khi lắp cửa xong mới ghép vách cabin)

Sử dụng máy kéo để kéo thiết bị lên

máy kép được dùng kéo tay để kéo thay ba lăng

Lắp cửa tầng thang máy

Cửa tầng được lắp từ trên xuống ngay sau khi lắp xong cây rail cuối cùng

Xây chèn cửa tầng

Chủ đầu tư sẽ xây trèn cửa tầng sau khi cơ khi thang máy lắp xong

Lắp vách cabin, cửa cabin

Lắp vách, cửa cabin, trần và bộ truyền động cửa thang máy

Lắp điện thang máy

Sau khi phần cơ khí lắp xong thì sẽ lắp điện để vận hành thang máy

Bước kiểm định an toàn và bàn giao

Cân tải, kiêm định thiết bị thang máy do chung tâm kiểm định được cấp phép đảm nhận.

Chi tiết hơn bạn có thể xem hình ảnh 3D dưới đây:

Sơ đồng bố trí động cơ thang máy

Sơ đồng bố trí động cơ thang máy

Báo giá máy kéo thang máy

Thông thường các công ty cung cấp thang máy sẽ không cung cấp riêng lẻ động cơ mà bạn phải tìm mua tại các bên chuyên cung cấp động cơ thang máy. Nếu là khách hàng lẻ thì đương nhiên giá thành sẽ cao.

Thông thường tùy vào hãng, động cơ thang máy sẽ có giá thành từ 40 triệu đến 100 triệu

Máy kéo thang máy không hộp số thường đắt hơn máy kéo có hộp số.

Cấu tạo máy kéo thang máy

Cấu tạo máy kéo thang máy

Cấu tạo máy kéo thang máy

Máy kéo thang máy được cấu thành từ nhiều bộ phận, bao gồm: Hộp số ( đối với thang máy có hộp số) Puli chính, Motor, cuộn thắng thang máy…. Sự kết hợp tạo thành một khối thống nhất.

Trên máy kéo có một Puly chính, Puly này kết nối với các Puly phụ, cabin, đối trọng bằng hệ cáp.

Máy kéo được đặt lên hệ đài y kết nối với kết cấu nhà tạo chịu lực cho toàn thang máy.

Trên đây là những thông tin về động cơ thang máy. Cảm ơn bạn đã theo dõi bài viết.

5/5 - (1 bình chọn)
Linh Nguyễn
Kết nối
Latest posts by Linh Nguyễn (see all)

Viết một bình luận