Thang máy không phòng máy là loại thang máy mới hiện nay, loại thang này ra đời nhằm đáp ứng nhu cầu của những gia đình không có khả năng xây dựng cao tầng. Cấu tạo của loại thang máy không phòng máy dành cho gia đình là có động cơ nhỏ gọn, công suất từ 2.2kw đến 10.0kw, thiết kế không cần đến phòng máy, tải trọng từ 320kg đến 2000kg.
Nguyên lý hoạt động của thang không phòng máy
Thang máy không phòng máy hoạt động theo nguyên lý dòng dọc, Một đầu cáp được liên kết với cabin và một đầu được nối với đối trọng. cabin và đối trọng chuyển động thông có động cơ thang máy, puly dẫn hướng.
Khi nhận lệnh từ bảng điều khiển của các tầng tủ điều khiển cấp điện cho motor kéo làm cho puly ma sát quay, lúc đó cáp nâng sẽ tác động lên hệ thống treo làm cho cabin chuyển động lên xuống theo day dẫn hướng đến các tầng yêu cầu. khi cabin dừng ở tầng yêu cầu thì cửa cabin và cửa tầng đồng thời mở ra, cùng lúc thông qua hệ thống khóa liên động.
Nếu không may xảy ra trường hợp cabin vượt quá tốc độ cho phép thì bộ hạn chế tốc độ sẽ làm việc, bộ thắng cơ sẽ kẹp cabin thang máy và hãm tốc độ trên ray dẫn hướng nhằm hạn chế phản lực tác động lên cabin khiến cabin không chạy quá tốc độ.
Ưu nhược điểm thang máy không phòng máy
Ưu điểm của thang máy không phòng máy
Về ưu điểm loại thang này thiết kế nhỏ gọn, phù hợp nhà cải tạo, không cần xây dựng phòng máy, động cơ nhỏ gọn, công suất nhỏ tiết kiệm điện năng. Hơn nữa dùng nam châm vĩnh cửa nên ít cần phải bảo trì, bảo dưỡng.
Tiết kiệm không gian
Một trong những ưu điểm nổi bật của thang máy không phòng máy là khả năng tiết kiệm diện tích. Thang máy loại này không cần phòng chứa máy ở trên cùng, vì vậy có thể lắp đặt trong những không gian hạn chế, đặc biệt phù hợp với các tòa nhà có diện tích xây dựng chật hẹp.
Giảm chi phí xây dựng
Việc loại bỏ phòng máy giúp giảm bớt các chi phí xây dựng và lắp đặt hệ thống cơ khí. Không phải thiết kế một không gian riêng biệt cho phòng máy sẽ giúp tiết kiệm chi phí mặt bằng và xây dựng cho các chủ đầu tư hoặc người sở hữu công trình.
Dễ dàng bảo trì và bảo dưỡng
Hệ thống thang máy không phòng máy thường có các bộ phận dễ tiếp cận hơn, điều này giúp việc bảo trì và sửa chữa trở nên thuận tiện hơn so với các loại thang máy cần phòng máy riêng biệt.
Nhược điểm của thang máy không phòng máy
Nhược điểm của loại thang này là cấu tạo thang máy gia đình không phòng máy gây khó khăn cho việc bảo trì do không có phòng máy cho thợ đứng thao tác.
Bên cạnh đó thì thang máy không phòng máy sẽ có giá thành không cao, tuổi thọ cũng không bằng so với thang máy gia đình có phòng máy.
Tuy có những ưu điểm nổi trội riêng, nhưng dòng thang máy không phòng máy vẫn được ưu tiên dùng cho những gia đình nhà phố không thể xây cao tầng được thì dùng loại thang này, còn đối với những công trình không bị hạn chế chiều cao thì nên sử dụng loại thang máy có phòng máy, vì loại thang máy này không chỉ có giá thì thấp hơn nhiều so với thang máy không phòng máy, mà loại này còn rất tiện dụng cho việc bảo trì, bảo dưỡng thang máy về sau.
Hơn nữa loại thang này cũng có tuổi thọ lâu đời hơn so với thang máy không phòng máy. Vì vậy lời khuyên của các nhà sản xuất thang máy là những gia đình xây dựng không bị hạn chế chiều cao nên sử dụng loại thang máy có phòng máy.
Thang máy có phòng máy ưu và nhược điểm?
Về cơ bản thang máy có phòng máy có nguyên lý hoạt động giống thang máy không phòng máy. Chỉ khác về tỷ số chuyền và số puly lắp đặt.
Thang máy có phòng máy là dạng thang máy truyền thống được sử dụng từ khi ngành thang máy ra đời. Mang những ưu điểm tối đa cho người sử dụng.
Ưu điểm của thang máy có phòng máy
Thang máy có phòng máy sử dụng không gian một cách riêng biệt giữa khu vực đặt động cơ thang máy và khu vực hoạt động của cabin. Đảm bảo tính an toàn tuyệt đối cho người sử dụng.
Hiệu suất vận hành cao, hoạt động ổn định
Thang máy có phòng máy được thiết kế với động cơ mạnh mẽ, giúp hệ thống vận hành trơn tru, ổn định và ít xảy ra lỗi kỹ thuật. Do có không gian riêng biệt cho động cơ, quá trình làm mát diễn ra hiệu quả hơn, giúp thiết bị duy trì hiệu suất tối ưu trong thời gian dài. Điều này đặc biệt quan trọng đối với những công trình có tần suất sử dụng thang máy cao như chung cư, khách sạn, trung tâm thương mại.
Bảo trì, sửa chữa dễ dàng, chi phí thấp
Với một phòng máy riêng biệt, kỹ thuật viên có thể tiếp cận và kiểm tra các bộ phận quan trọng mà không ảnh hưởng đến kết cấu thang. Quá trình bảo trì diễn ra thuận tiện hơn, giúp giảm thiểu rủi ro hỏng hóc và kéo dài tuổi thọ thiết bị. Ngoài ra, do sử dụng động cơ có hộp số, chi phí sửa chữa và thay thế linh kiện thường thấp hơn so với thang không phòng máy.
Tải trọng lớn, vận hành êm ái
So với thang máy không phòng máy, thang có phòng máy thường có tải trọng lớn hơn nhờ vào thiết kế hệ thống máy kéo và bộ điều khiển đặt riêng biệt. Điều này giúp thang hoạt động ổn định ngay cả khi tải nặng, đồng thời đảm bảo chuyển động êm ái, hạn chế rung lắc hoặc phát ra tiếng ồn trong quá trình vận hành.
Dễ dàng nâng cấp và thay thế linh kiện
Một ưu điểm nổi bật khác của thang máy có phòng máy là khả năng nâng cấp hệ thống khi cần thiết. Do phòng máy có không gian riêng, việc thay thế hoặc nâng cấp động cơ, bộ điều khiển hay hệ thống điện diễn ra thuận lợi, không gây ảnh hưởng đến kết cấu công trình. Đây là lợi thế lớn đối với những công trình cần cải tạo hoặc mở rộng trong tương lai.
Nhược điểm
Thang máy có phòng máy là loại thang phổ biến trong nhiều công trình, đặc biệt là các tòa nhà cao tầng. Tuy nhiên, bên cạnh những ưu điểm về khả năng vận hành và bảo trì, loại thang này cũng tồn tại một số nhược điểm đáng cân nhắc.
Tốn diện tích xây dựng
Thang máy có phòng máy yêu cầu một không gian riêng trên nóc giếng thang để lắp đặt các thiết bị như máy kéo, tủ điện, hệ thống phanh an toàn. Điều này làm tăng chiều cao tổng thể của công trình và khiến thiết kế trở nên phức tạp hơn. Đối với các tòa nhà hạn chế về diện tích hoặc chiều cao, việc bố trí phòng máy có thể gây bất tiện và ảnh hưởng đến kết cấu chung.
Khó bố trí trong một số công trình đặc thù
Các công trình như biệt thự, tòa nhà cải tạo hay chung cư có quy định khắt khe về chiều cao thường gặp khó khăn khi lắp đặt thang máy có phòng máy. Việc phải thiết kế thêm một tầng hoặc thay đổi kết cấu để bố trí phòng máy có thể làm đội chi phí xây dựng và mất nhiều thời gian thi công hơn.
Chi phí bảo trì cao hơn
Do sử dụng nhiều bộ phận cơ khí hơn, thang máy có phòng máy đòi hỏi bảo trì thường xuyên để đảm bảo hoạt động ổn định. Hệ thống máy kéo có hộp số cần thay dầu định kỳ, các linh kiện như cáp tải, phanh hãm cũng phải kiểm tra và thay thế sau thời gian sử dụng. Điều này làm tăng chi phí bảo dưỡng so với các loại thang hiện đại không phòng máy.
Chú ý khi thi công phòng máy thang máy
Quá trình thi công phòng máy của thang máy có phòng máy phải đảm bảo các yêu cầu về kỹ thuật, kết cấu cũng như về kích thước. Sau đây chúng tôi sẽ đưa ra một số các chỉ tiêu về phòng máy thang máy để bạn tham khảo thêm.
Phòng máy thang máy đảm bảo về kích thước:
- Đối với mỗi loại thang máy bạn cần phải thiết kế đúng và đủ kích thước trong lòng phòng máy để phù hợp với kích cỡ động cơ cũng như thiết bị trong thang máy.
- Đối với thang máy tải trọng nhỏ hơn 350kg – thang máy mini thì người ta thường xây hố thang máy có kích thước chiều cao từ 1300mm trở lên.
Thang máy có tải trọng 450kg thì chiều cao từ 1500mm trở lên. Kích thước chiều cao phòng máy cao hơn do động cơ lớn hơn, chiều cao động cơ lớn hơn. Mỗi loại thang máy đều có một đặc tính kỹ thuật riêng nên khi lắp đặt bạn cần được tư vấn chi tiết và hiệu quả nhất.
Trường hợp thang máy không hộp số có cần xây phòng máy không?
Câu trả lời là không. Nhưng đối với loại thang máy không phòng máy chiều cao hố thang máy vẫn phải đảm bảo chiều cao an toàn.
Thang máy không hộp số, hay còn gọi là thang máy không có hộp giảm tốc (thang máy sử dụng động cơ trực tiếp hoặc thang máy không sử dụng bộ truyền động truyền thống), vẫn cần phải có một không gian để chứa các thiết bị cơ khí và điện tử của hệ thống thang máy. Tuy nhiên, việc xây dựng phòng máy phụ thuộc vào kiểu thiết kế và yêu cầu kỹ thuật của thang máy.
Nếu là thang máy không hộp số (thang máy trực tiếp), một số loại thang máy có thể thiết kế không cần phòng máy riêng biệt. Các thiết bị như động cơ, bộ điều khiển, và các thiết bị điện tử có thể được lắp đặt trực tiếp trong khu vực lối đi hoặc tại tầng trên cùng của tòa nhà, hoặc không gian gần giếng thang.
Nếu có phòng máy (hoặc không gian máy móc), không gian này sẽ chứa các bộ điều khiển, động cơ và các hệ thống khác cần cho việc vận hành thang máy. Tuy nhiên, không phải tất cả các thang máy đều yêu cầu phòng máy lớn, đặc biệt đối với các loại thang máy không hộp số hiện đại.
Do đó, việc có xây dựng phòng máy hay không sẽ phụ thuộc vào thiết kế và công nghệ của thang máy bạn chọn, với các thang máy không hộp số có thể không yêu cầu phòng máy truyền thống, nhưng vẫn cần không gian cho các thiết bị hỗ trợ.
Ví dụ như loại thang máy không hộp số dành cho thang máy 350kg thì bạn phải nâng hố thang máy tại vị trí hố thang máy lên thêm khoảng 1m so với chiều cao tầng bình thường. Thang máy loại 450kg thì bạn phải xây cao hơn khoảng 1.5m.
Một số lưu ý khi làm sàn phòng máy thang máy
Khi làm sàn phòng máy thang máy, có một số lưu ý quan trọng để đảm bảo an toàn và hiệu quả. Dưới đây là các yếu tố cần chú ý:
Tải trọng và độ bền
Sàn phòng máy phải được thiết kế để chịu được tải trọng của thang máy cùng các thiết bị liên quan như động cơ, hệ thống truyền động, và các linh kiện khác. Cần tính toán kỹ lưỡng để tránh tình trạng sàn bị nứt hoặc biến dạng trong quá trình sử dụng.
Vật liệu sử dụng
Vật liệu làm sàn phòng máy cần đảm bảo tính bền vững, chống mài mòn và chịu lực tốt. Các vật liệu như bê tông cốt thép, thép, hoặc các loại gạch chịu lực cao thường được sử dụng.
Dễ dàng bảo trì
Sàn phòng máy cần có độ bền cao nhưng cũng phải dễ dàng cho việc kiểm tra và bảo dưỡng các thiết bị bên trong. Các thiết kế giúp dễ dàng tiếp cận các bộ phận quan trọng sẽ giúp giảm thời gian và chi phí bảo trì.
Hệ thống thoát nước
Đảm bảo rằng sàn phòng máy có hệ thống thoát nước hiệu quả để tránh tình trạng nước đọng, gây hư hỏng cho các thiết bị hoặc gây trơn trượt khi làm việc.
Tiêu chuẩn an toàn
Các quy định về an toàn lao động cần được tuân thủ nghiêm ngặt. Đặc biệt là các biện pháp chống điện giật và các hệ thống chống cháy nổ cần được đảm bảo.
Lựa chọn độ cao và kết cấu sàn
Độ cao sàn phải đủ để nhân viên có thể di chuyển thoải mái, không bị cản trở khi thao tác với thang máy và các thiết bị khác. Kết cấu sàn cần phải vững chắc và không gây cảm giác chông chênh khi hoạt động.
Khả năng cách âm
Trong một số trường hợp, sàn phòng máy cần có khả năng cách âm tốt để giảm thiểu tiếng ồn từ thang máy và các thiết bị vận hành. Cách âm hiệu quả cũng sẽ giúp bảo vệ thiết bị khỏi các tác động từ môi trường.
Cấu trúc chống rung
Sàn cần có khả năng giảm rung để tránh ảnh hưởng đến các thiết bị thang máy. Việc sử dụng các vật liệu hấp thụ rung động hoặc xây dựng hệ thống giảm xóc có thể giúp cải thiện tình trạng này.
Kết cầu sàn phòng máy thang máy
Sàn phòng máy thang máy có kích thước khoảng 700mm x 700mm chính giữa để thả cáp thang máy. Ngoài ra sàn phòng máy thang máy còn có kích thước trừ 200mm x 200mm lùi về phía sau đối với đối trọng sau và hông bên phải đối với đối trọng hông. Sàn phòng máy thang máy thường dày từ 100mm đến 150mm. được bao quanh bằng dầm 200mm mục đích sau này khi lắp đặt thang máy thì đài I hố thang máy sẽ gác lên dầm này. Dầm được liên kết với các cột là chịu lực chính sau này.
Phía trên sàng phòng máy có mọc treo ba lăng mục đích sau này lắp đặt thang máy thì sẽ móc để kéo động cơ và các thiết bị khác từ đáy hố pít lên thang máy.
“Thang máy Anh Khang – Không ngừng phát triển”. Liên hệ ngay qua SĐT 0974.558.223 để được tư vấn chi tiết!
Cảm ơn thông tin hữu ích về cấu tạo thang máy gia đình không phòng máy của bạn!
Cảm ơn bạn đã dành thời gian tham khảo thông tin từ website bên mình.
Bên anh đã có đơn vị thi công thang máy tại Hà Nội chưa ạ?