Chiều cao OH thang máy, chiều cao tầng tum là một trong những yếu tố kỹ thuật giúp cho cầu thang máy hoạt động an toàn, vận hành ổn định nhất. Vì thế, các nhà sản xuất cầu thang máy cũng như nhà thiết kế, lắp đặt cần chính xác tuyệt đối ở khâu này. Bởi nếu sai lệch sẽ ảnh hưởng đến chất lượng của thang máy gia đình nhiều nhất.
Bởi vậy, chiều cao OH cần có những tiêu chuẩn riêng biệt mà bất cứ ai đang có ý định lắp đặt cần hiểu rõ nhất. Hãy cùng đọc bài viết dưới đây, Anh Khang sẽ giúp bạn giải đáp mọi thắc mắc về 2 yêu tố kỹ thuật này.
Những định nghĩa cơ bản về OH thang máy
Có khá nhiều cách định nghĩa OH thang máy. Sau đây chúng tôi sẽ giới thiệu cho các bạn cách dễ hiểu nhất. Và cùng tìm hiểu xem có những yếu tố nào ảnh hưởng đến OH thang máy.
Chiều cao thang máy Overhead (OH) là gì?

- Chiều cao thang máy hay còn gọi là chiều cao tầng OH là một phần của hố thang, được tính từ mặt sàn tầng trên cùng cửa thang máy xuống mặt sàn phòng máy. Vì thế, nếu đội kỹ thuật thi công lắp đặt thang máy để sai lệch sẽ dẫn tới nhiều hậu quả nguy hiểm đối với khách hàng khi sử dụng. Nhất là vấn đề tính mạng của con người không được đảm bảo.
- Hiện nay ở Việt Nam, chiều cao OH tối thiểu trong khoảng 3000 – 3300 (mm) tuy nhiên thực tế cao khoảng 3800mm. Tùy vào từng hố thang, thương hiệu cầu thang máy, tốc độ di chuyển và tải trọng mà chiều cao phòng máy của thang máy gia đình và thang máy mini có thể khác nhau.
Chiều cao tầng trên cùng là bao nhiêu, có ảnh hưởng tới chiều cao Overhead không?
Chiều cao của 1 tầng thang máy thường rơi vào khoảng 3m – 3,6m. Vậy điều này có ảnh hưởng đến OH thang máy không?
Câu trả lời là có. Như ở trên chúng ta định nghĩa OH thang máy rồi và chiều cao tiêu chuẩn của nó là 3,8m. Vậy khoảng cách cơ bản để xây thêm trong hố thang máy tại vị trí này là: A = 3800mm – Chiều cao tầng trên cùng (Tầng tum).
Tầng tum là một tầng được xây trên cùng của ngôi nhà, thường dùng để che chắn cầu thang, tạo không gian sử dụng bổ sung như phòng thờ, kho đồ hay khu vườn trên sân thượng.
Vậy chiều cao tầng càng lớn thì càng phải xây lên thấp hơn. Với cách tính này nếu tầng tum cao 3m thì cần xây thêm 0.8m, 3.3m thì cần xây thêm 0.5m, 3.6m thì cần xây thêm 0.2m để đảm bảo chiều cao Overhead tiêu chuẩn. Vậy chiều cao tối thiểu thang máy là 3800mm, điều này có thể thấy rõ chiều cao tum thang máy phải cao hơn tầng tum nhà khoảng từ 500mm – 1500mm (Tùy vào chiều cao tầng tum).
Vì sao cần kích thước chiều cao Overhead (OH) “chính xác”?
- Như đã nói qua ở trên, chiều cao OH thang máy sẽ ảnh hưởng tới chất lượng, độ an toàn và tuổi thọ thang nên bạn cần lưu ý về khâu này khi lắp đặt. Cụ thể đó là:
- Độ cao OH thang máy mang lại sự an toàn: Khi thang máy vận hành lên tới tầng cao nhất đòi hỏi phải có một chiều cao nhất định để đảm bảo sự an toàn cho con người một cách tốt nhất. Đề phòng trường hợp cầu thang máy vượt tốc xảy ra những sự cố không mong muốn xảy ra.
- Độ cao của thang máy tăng tính thẩm mỹ cho không gian lắp đặt: Trước khi đưa vào sử dụng, 2 đầu hành trình của các thiết bị cầu thang máy luôn có hệ thống giới hạn. Và nếu muốn lắp đặt được hệ thống này có không gian thông thoáng để thực hiện dễ dàng và chính xác nhất.
- Chiều cao OH thang máy đảm bảo cho quá trình bảo trì: Nó giúp cho đội kỹ thuật dễ dàng bảo dưỡng, bảo trì định kỳ cho khách hàng một cách dễ dàng nhất. Từ đó tăng cao chất lượng cho cầu thang máy trong quá trình sử dụng cũng như tăng tuổi thọ.
Vị trí OH trong thiết kế chi tiết hố thang máy

Trong bản vẽ thiết kế thì OH được thể hiện ở bản vẽ mặt cắt dọc hố thang máy. Được xây dựng bằng tường hoặc đổ vách bê tông trong kết cấu cột bê tông cốt thép. Trên đỉnh trên cùng bố trí dầm bo vòng xung quanh có tác dụng phân bố lực của đài I thang máy từ trên xuống.
Chiều cao OH thang máy khác nhau tùy thuộc vào thang có phòng máy hay không có phòng máy:
OH thang máy không phòng máy: Thang máy gia đình không phòng máy thường dùng cho trường hợp bị hạn chế chiều cao xây dựng nên chiều cao Overhead cũng sẽ được thiết kế thấp hơn. Tiêu chuẩn xây dựng loại này là 3200mm (3.2 m).
OH thang máy có phòng máy: Những công trình có phòng máy được thiết kế OH cao hơn. Kích thước chiều cao Overhead tiêu chuẩn là 3800mm ( 3.8 m)
Overhead (OH) ở thang máy được bố trí dưới sàn phòng máy
Đối với các công trình được thiết kế để lắp đặt thang máy có phòng máy thì OH nằm ngay dưới sàn của phòng máy. Nghĩa là khi cabin thang máy nằm ở tầng trên cùng thì OH trong thang máy sẽ còn lại một khoảng không gian tính từ trần cabin đến sàn đặt động cơ thang máy.
Khu vực OH thang máy có tác dụng gì?
Thứ nhất là khoảng không gian dưới sàn phòng máy là khoảng cách an toàn trong quá trình hoạt động của thang máy. Nó được sử dụng trường hợp thang máy chạy vượt quá vị trí, đạt đến giới hạn trên của hành trình. Khoảng không gian OH chứa đầu cửa tầng. đầu cửa cabin, hộp dầu của ray thang máy, đầu trâu và các thiết bị trên đầu trâu của thang máy.
Những yếu tố nào ảnh hưởng tới chiều cao OH thang máy

Trong thang máy thì OH được tác động bởi một số các yếu tố như loại có phòng máy hay không có phòng máy, Loại thang cáp keo hay thang trục vít, tải trọng của thang…
Loại thang máy
Tùy theo nhu cầu sử dụng của con người mà bạn hoàn toàn có thể lựa chọn loại thang máy phù hợp ví dụ như tải hàng thì lựa chọn thang máy chở hàng; chở người lựa chọn thang máy tải khách,… Và chiều cao phòng máy thang máy cũng dựa vào đó có thiết kế riêng sao cho đáp ứng được nhu cầu của khách hàng. Nếu thang máy có tốc độ hành trình thấp thì cabin thấp, chiều cao OH khoảng 3500mm trở lên.
Vận tốc di chuyển lên/xuống cầu thang máy
Tùy vào từng tải trọng, không gian lắp đặt, kích thước, thương hiệu,… thang máy sẽ có vận tốc hành trình khác nhau sao cho đảm bảo hiệu quả, an toàn cho con người. Thiết bị cầu thang máy càng cao đòi hỏi chiều cao phòng máy thang máy càng cao để hoạt động tốt nhất.
Vị trí đặt cầu thang máy
Dựa theo đặc điểm của thiết bị thang máy (như thang máy không phòng máy và có phòng máy) sẽ có những yêu cầu khác nhau. Với thang máy có phòng máy thì chiều cao OH thấp hơn so với không phòng máy khi ở cùng các thông số kỹ thuật, đặc tính.
Yêu cầu kỹ thuật và tiêu chuẩn an toàn
Các quy chuẩn kỹ thuật về chiều cao hố thang, khoảng dừng tầng trên cùng, hệ thống giảm chấn… phải tuân theo tiêu chuẩn an toàn của từng quốc gia và nhà sản xuất.
Nhà sản xuất cầu thang máy
Đây có thể coi là yếu tố quan trọng nhất bởi tùy vào nhà sản xuất khác nhau, thương hiệu khác nhau mà việc lắp đặt cũng như xây dựng chiều cao phòng máy sẽ khác nhau. Sao cho đảm bảo quá trình kiểm định thang máy trước khi bàn giao cho khách hàng.
Hy vọng với những thông tin ở trên sẽ giúp bạn hiểu rõ hơn về chiều cao Overhead (OH) thang máy để từ đó lựa chọn được sản phẩm ưng ý nhất. Nếu bạn cần được các chuyên gia thang máy tư vấn hãy liên hệ ngay với chúng tôi theo số hotline tại website nhé.
Ảnh hưởng của chiều cao thang máy đến kết cấu công trình
Chiều cao thang máy ảnh hưởng đến kết cấu tổng thể của công trình, đặc biệt là:
Tác động đến thiết kế tổng thể của tòa nhà
Chiều cao thang máy là yếu tố quan trọng quyết định đến cách bố trí không gian và kết cấu tổng thể của công trình. Một tòa nhà cao tầng cần có giếng thang đủ chiều cao để đảm bảo vận hành trơn tru, trong khi những công trình thấp tầng có thể sử dụng thang máy nhỏ gọn với chiều cao giới hạn. Nếu không tính toán hợp lý, thang máy có thể làm ảnh hưởng đến sự phân bổ các tầng và kết cấu chịu lực của tòa nhà.
Ảnh hưởng đến hệ thống chịu lực và kết cấu bê tông cốt thép
Thang máy thường được đặt trong giếng thang, một phần của kết cấu lõi cứng chịu lực chính của công trình. Khi chiều cao thang máy tăng, trọng tải và áp lực lên hệ thống kết cấu bê tông cốt thép cũng lớn hơn. Điều này đòi hỏi kỹ sư phải thiết kế phần lõi cứng đủ vững chắc để đảm bảo an toàn và ổn định cho cả tòa nhà. Nếu không tính toán chính xác, có thể gây ra sự mất cân đối trong phân bổ tải trọng và ảnh hưởng đến độ bền của công trình.
Tác động đến chiều cao tầng kỹ thuật và không gian máy móc
Thang máy hoạt động cần không gian đặt phòng máy (với loại thang máy có phòng máy) hoặc khu vực lắp đặt thiết bị vận hành. Chiều cao thang máy càng lớn thì yêu cầu về không gian cho tầng kỹ thuật càng cao. Nếu không tính toán phù hợp, có thể ảnh hưởng đến diện tích sử dụng của các tầng trên cùng, gây khó khăn trong việc bố trí các không gian khác như tầng tum, khu kỹ thuật hoặc hệ thống cơ điện.
Ảnh hưởng đến tải trọng nền móng và hệ thống móng cọc
Khi chiều cao thang máy tăng lên, tải trọng tổng thể của công trình cũng gia tăng do kết cấu giếng thang và hệ thống vận hành cần sử dụng nhiều vật liệu hơn. Điều này tạo áp lực lên hệ thống móng cọc, đòi hỏi phải gia cố nền móng chắc chắn hơn để đảm bảo công trình không bị lún hoặc mất ổn định. Nếu không có sự tính toán hợp lý, nền móng có thể bị quá tải, ảnh hưởng đến tuổi thọ và độ an toàn của tòa nhà.
Lưu ý khi thiết kế thang máy và tầng tum
Việc thiết kế thang máy và tầng tum trong công trình không chỉ ảnh hưởng đến công năng sử dụng mà còn tác động đến yếu tố thẩm mỹ, an toàn và quy hoạch tổng thể. Dưới đây là những yếu tố quan trọng cần xem xét để đảm bảo thiết kế tối ưu và phù hợp với quy định xây dựng.
Chọn chiều cao phù hợp
Chiều cao thang máy và tầng tum cần được tính toán kỹ lưỡng để đảm bảo tính hợp lý, vừa tối ưu không gian, vừa phù hợp với quy hoạch chung:
- Xem xét quy hoạch khu vực: Ở một số khu vực, chiều cao công trình bị giới hạn để đảm bảo sự đồng bộ với quy hoạch đô thị. Trước khi thiết kế, cần kiểm tra quy định về giới hạn chiều cao tại địa phương để tránh vi phạm.
- Tối ưu diện tích hố thang máy: Hố thang máy cần được thiết kế hợp lý để vừa đảm bảo không gian di chuyển an toàn, vừa tránh lãng phí diện tích sử dụng của công trình. Đặc biệt, với những công trình có diện tích nhỏ, việc thiết kế hố thang gọn gàng giúp tối ưu mặt bằng.
Tuân thủ tiêu chuẩn xây dựng
Khi thiết kế thang máy và tầng tum, cần tuân thủ các quy định kỹ thuật và pháp lý để đảm bảo an toàn và hợp pháp:
- Tiêu chuẩn về chiều cao tầng tum: Theo quy định của Bộ Xây Dựng, tầng tum không được tính là một tầng riêng biệt nếu đáp ứng các điều kiện về chiều cao tối đa. Nếu xây dựng vượt mức cho phép, có thể bị coi là vi phạm, ảnh hưởng đến giấy phép xây dựng.
- Giấy phép xây dựng ở khu vực quy hoạch chặt chẽ: Một số địa phương có quy định nghiêm ngặt về chiều cao tối đa của công trình, đặc biệt là khu vực gần sân bay, trung tâm thành phố hoặc vùng di sản. Vì vậy, trước khi tiến hành xây dựng, cần kiểm tra kỹ quy hoạch và xin cấp phép đầy đủ.
Lựa chọn loại thang máy tối ưu

Tùy theo nhu cầu sử dụng, diện tích công trình và ngân sách, có thể lựa chọn loại thang máy phù hợp:
Thang máy có phòng máy: Được sử dụng phổ biến trong các tòa nhà cao tầng. Có không gian riêng dành cho động cơ và thiết bị điều khiển, vận hành ổn định nhưng chiếm nhiều diện tích hơn.
Thang máy không phòng máy: Phù hợp với công trình có diện tích hạn chế. Động cơ nhỏ gọn được đặt ngay trong hố thang, giúp tiết kiệm không gian. Yêu cầu công nghệ tiên tiến hơn và chi phí lắp đặt có thể cao hơn.
Thang máy thủy lực: Dành cho nhà thấp tầng, biệt thự, showroom hoặc các công trình có chiều cao hạn chế. Vận hành êm ái, không cần đào hố sâu như thang máy truyền thống. Tiết kiệm điện năng nhưng tốc độ di chuyển thấp hơn so với thang máy cáp kéo.
Chiều cao thang máy và tầng tum là những yếu tố quan trọng khi thiết kế nhà ở. Việc tuân thủ các quy chuẩn giúp tối ưu không gian, đảm bảo an toàn và hợp pháp.
Nếu bạn đang có nhu cầu thiết kế thang máy hoặc tầng tum, hãy tham khảo ý kiến của chuyên gia xây dựng để có phương án tối ưu nhất.
“Thang máy Anh Khang – Không ngừng phát triển”. Liên hệ ngay qua SĐT 0974.558.223 để được tư vấn chi tiết!