Ép cọc thang máy như thế nào là đúng

Quá trình xây dựng hố thang máy cho gia đình cần được làm theo thiết kế về kích thước, kiến trúc, nhất là về kết cấu. Trước khi xây dựng hố thang máy cần có sự thống nhất giữa bên chủ đầu từ, thiết kế thang máy và thiết kế kiến trúc về bản vẽ kỹ thuật. Quá trình xây dựng phải đảm bảo theo kết cấu hố thang.

Ép cọc hố thang máy
Ép cọc hố thang máy

Kết cấu phần móng của thang máy, ép cọc hố pít cho thang máy gia đình

Quá trình ép cọc thang máy cùng lúc với ép cọc nhà. Cọc cho thang máy thường là cọc betong được tính toán độ dài cọc và kích thước cọc theo tính toán của kỹ sư kết cấu.

Cọc thang máy thường ép dưới chân cột. Tùy vào nền đất có thể ép 2 đến 4 cọc 1 cột thang máy. Để gia cố thêm có thể ép thêm cọc ở giữa hố thang. Cọc thang máy thường có kích thước 200mm x 200mm.

Ép cọc hố thang máy
Ép cọc hố thang máy

Cọc được ép ngay dưới giằng móng, đầu cọc gắn kết với thép móng tạo liên kết đảm bảo kết cấu chịu lực.

Ngoài cọc betong nếu ở nền đất khỏe bạn có thể ép cọc tre. Thường thì cọc tre hay lắp trong công trình cải tạo. Khu vực nền đất đồi, đất đá.

Với mỗi công trình thang máy phụ thuộc vào số tầng xây dựng, tải trọng động cơ và mục đích sử dụng mà người ta lực chọn phương án ép cọc sao cho hợp lý nhất.

Đánh giá post
Linh Nguyễn
Kết nối
Latest posts by Linh Nguyễn (see all)

Viết một bình luận

Bạn cần hỗ trợ?
icon call