Nguồn điện cấp cho thang máy gia đình 1 phase hay 3 phase?

Dùng thang máy gia đình nhằm nâng cao chất lượng cuộc sống cũng như giúp cho việc đi lại của bạn dễ dàng hơn.

Để nó hoạt động dễ dàng thì nguồn điện cấp cho thang máy gia đình cũng phải ổn định. Hiện nay có dòng điện 1 phase và 3 phase thì nên sử dụng dòng nào thích hợp nhất với thang máy?

Cùng chúng tôi tìm hiểu chi tiết vấn đề này qua bài viết dưới đây nhé!

1/ Nguồn điện cấp cho thang máy gia đình 1 phase hay 3 phase?

Nguồn cấp điện một phase hay 3 phase cho thang máy
Nguồn cấp điện một phase hay 3 phase cho thang máy
  • Bạn hoàn toàn có thể sử dụng cả 2 phase trên cho thang máy gia đình bởi vì tùy thuộc vào việc lắp đặt nguồn điện từ các kỹ sư và nhu cầu sử dụng điện của khách hàng. Đa số các gia đình Việt đang dùng điện 1 phase cho thang máy và nếu dùng nhiều thì điện 3 phase sẽ tối ưu hơn.
  • Mỗi dòng điện có những ưu và nhược điểm khác nhau. Cụ thể bạn có thể nhìn vào bảng so sánh dưới đây:
Tính năng Điện 1 phase Điện 3 phase
Tốc độ 30m/ph  – 60m/ph 60m/ph – 120m/ph
Tải trọng 150kg – 450kg 150kg – 1000kg
Công suất 1.5Kw – 3.7kW 3.7kW – 11kW
Hành trình tối đa 30m 60m
Ưu điểm Lắp đặt đơn giản
Tiết kiệm diện tích công trình
Chi phí đầu tư thấp
Tiết kiệm điện
Chi phí bảo dưỡng, thay thế thấp
Công suất lớn
Vận hành ổn định
Tuổi thọ cao
An toàn khi sử dụng
Nhược điểm Công suất nhỏ
Tuổi thọ ngắn
Chi phí đầu tư khá lớn
Lắp đặt khó hơn

2/ Tiêu chuẩn cấp nguồn cho thang máy gia đình

Để quá trình sử dụng không xảy ra lỗi ngoài ý muốn thì bạn cần để ý các tiêu chuẩn khi lắp nguồn điện cấp cho thang máy dưới đây. Cụ thể đó là:

điện 1 phase thang máy
Nguồn cấp điện một phase hay 3 phase cho thang máy giá đình
  • Khi thang máy dùng nguồn điện 3 phase thì phòng máy cần phải có hệ thống ngắt điện tự động. Bạn có thể sử dụng CB hoặc cầu dao miễn sao có trị số đúng với quy định, đảm bảo an toàn để kiểm soát được nguồn điện giúp cho thang máy chạy chính xác và đơn giản hơn.
  • Các trang thiết bị của hệ thống điện cấp cho thang máy gia đình phải đủ 5 dây đó là: 1 dây trung tính, 3 dây pha và 1 dây tiếp đất. Nhớ rằng không sử dụng dây tiếp đất chung với dây chống sét của ngôi nhà.
  • Kỹ sư cần nắm rõ các tiêu chuẩn ở trên mới phục vụ khách hàng tốt nhất, mang lại kết quả dùng thang máy an toàn, hiệu quả và đáp ứng nhu cầu sống cho con người.

Kéo điện chờ cho thang máy cần lưu ý những gì:

Vấn đề cấp điện cho thang máy được thực hiện trước khi thang bắt đầu lắp đặt là thời gian phù hợp nhất. Quá trình kéo điện phụ thuộc vào cơ quan cấp điện của quận và vị trí kéo vào nhà thường là tầng dưới cùng hoặc tầng trên cùng.

Đi dậy điện cho hố thang máy

Dây điện cho thang máy thường dùng là dây 3 phase: 4×6 hoặc 3x 10.

Sau khi đã kéo đường điện vào tủ điện tổng trong nhà bạn cần kéo đầu dây chờ gần khu vực phòng máy trên cùng của hố thang và đặt 1 Aptomat khoảng 40A.

Đi dây tiếp địa trước cho hố thang máy

Thường dây tiếp địa được đi riêng trong hố thang máy. Dây tiếp địa nối với cọc tiếp địa đóng khi bắt đầu làm móng nhà.

Thi công cọc tiếp địa cho thang máy:

Đóng cọc tiếp địa bằng đồng có độ sâu từ 1m đến 3m, 1 -3 cọc tùy thuộc vào địa chất của đất. Mục đích để điện trở đất không quá 10 ôm.

3/ Những điều cần làm trước khi cấp nguồn điện cho thang máy gia đình

  • Phải thiết kế sao cho nguồn điện cấp cho thang máy gia đình phải liên quan đến các đồ dùng nội thất và phóng máy. Vì thế, bạn phải hoàn thành xong hệ thống điện trước khi đưa các đồ dùng nội thất vào ngôi nhà, đôi khi xảy ra nhiều sự cố không mong muốn.
  • Thực hiện nguồn điện cấp cho thang máy đúng kỹ thuật, tiêu chuẩn và trách nhiệm giữa các bên liên quan phải rõ ràng, thống nhất. Đảm bảo quyền lợi cho người sử dụng thang máy lâu dài.
  • Khoảng cách từ nguồn điện tới các thiết bị thang máy và phòng máy phải tính toán thật chính xác, hạn chế sai số để tránh những rủi ro không đáng có.

4/ Một số lưu ý khi cấp nguồn điện cho thang máy gia đình

  • Tiết diện của dây dẫn với chiều dài < 50m là 3A/m (mét vuông
  • Sử dụng dây trung tính phải dễ phân biệt hơn với dây tiếp đất và đây pha, thường có màu xanh. Còn dây tiếp đất dùng mày đen, dây pha dùng đen – đỏ – trắng hoặc xanh – vàng – đỏ. Dung sai điện áp cho phép là: ± 5%
  • Nếu sử dụng thiết bị ngắt điện cho thang máy ngoài CB ở phòng máy thì nên có ký hiệu để tránh nhầm lẫn.
  • Sử dụng đường dây điện riêng cho thang máy, tránh ảnh hưởng đến các thiết bị điện khác vì khả năng tiêu thụ nguồn điện của thang máy gia đình lớn hơn.

Cấu tạo tủ điện thang máy bao gồm những gì

Để thang máy hoạt động một cách êm ái, trơn tru thì sự kết hợp giữa các thiết bị thang máy hết sức quan trọng. Trong đó, cấu tạo tủ điện thang máy cũng góp phần quan trọng giúp chúng hoạt động an toàn, bền bỉ theo thời gian. Tuy nhiên, ít ai để ý đến cấu tạo phần điện này của thang máy và nguyên lý hoạt động của chúng ra sao? Bài viết dưới đây, thang máy Gia Định sẽ cung cấp chi tiết cho bạn đọc tham khảo nhé!

Đọc thêm về: Toàn bộ thiết bị trong thang máy

1/ Tìm hiểu cấu tạo tủ điện thang máy là gì?

Nguồn cấp điện thang máy được cấp từ lưới điện quốc gia. Khi chủ đầu tư đăng ký cấp điện và được kéo vào nhà. Bên thang máy sẽ lấy nguồn từ trong nhà và đi vào tủ điện thang máy.

Sơ đồ cấp điện thang máy

Tủ điện thang máy
Cấu tạo tủ điện của thang máy
  • Tủ điện thang máy bao gồm các linh kiện, thiết bị lớn nhỏ bên trong thang máy giúp chúng hoạt động và điều khiển tốt nhất. Ngoài ra, chúng còn phối hợp hài hòa với các thiết bị khác của thang máy đảm bảo vận hành an toàn cho con người trong thời gian dài.
  • Ngoài ra, chức năng của tủ điện thang máy còn cấp điện cho máy kéo của cabin di chuyển lên/xuống hiệu quả nhất.

2/ Cấu tạo tủ điện thang máy bao gồm những thiết bị nào?

a. Hệ điều khiển của tủ điện thang máy

điều khiển thang máy
Hệ thống điều khiển của thang máy
  • Bộ điều khiển cửa thang máy: Muốn cửa thang máy di chuyển lên/xuống, dừng đúng tầng thì thang máy cần sử dụng tới biến tần VVVF. Có thể nói, đây chính là bộ điều khiển khá nhạy cảm bởi vì chỉ cần đồ dùng nào động tới cửa thang máy thì ngay lập tức cửa sẽ tự động mở. Hoặc sau một thời gian được cài đặt sẵn, không có ai sử dụng cửa thang máy cũng tự động khép lại.
  • Điều khiển thời gian đóng/mở: Thời gian chờ mở hoặc đóng cửa thang máy nhanh hay chậm là do cài đặt bộ điều khiển thời gian này. Nó hoàn toàn có thể điều chỉnh được tùy theo số lượng người đi vào thang máy lúc dừng.
  • Bộ điều khiển biến đổi điện áp và hiệu suất: Thiết bị này có khả năng điều chỉnh được tốc độ nhanh/chậm của thang máy thông qua những sự biến đổi của điện áp và tần số. Ngoài ra, nó còn giúp thang máy di chuyển êm ái, hạn chế tối đa sự cố xảy ra.
  • Bộ điều khiển modul: Đây là thiết bị có sẵn trong cấu tạo tủ điện thang máy, được thiết lập sẵn giúp modul hoạt động một cách tự động mà không cần sự tác động của con người.
  • Phím đóng mở nhanh: Nhờ có phím này mà khách hàng không phải chờ đợi quá lâu và nhanh chóng đáp ứng nhu cầu di chuyển của họ.
  • Phím kéo dài thời gian mở cửa: Ngược lại với phím trên, phím điều khiển này sẽ giúp cửa mở lâu hơn để giúp người dùng vận chuyển đồ đạc hoặc mục đích sử dụng riêng của từng người.

b. Thiết bị bảo vệ trong tủ điện thang máy:

  • Nhờ các thiết bị này mà mỗi lần xảy ra sự cố như pha điện nguồn bị mất sẽ bảo vệ motor không gây tổn hại lớn đến thiết bị.
  • Trong một số trường hợp, cầu thang máy không đảm bảo hoạt động ổn định thì thiết bị bảo vệ này vô cùng cần thiết, nó giúp bảo vệ quá trình vận hành cũng như tăng tuổi thọ sử dụng dài hơn.

c. Hệ thống an toàn của tủ điện thang máy

  • Bộ phận này bao gồm bộ ARD-P981 có tác dụng duy trì các hoạt động của thiết bị thang máy đề phòng mất điện đột ngột, điện chập chờn. Nhờ hệ thống an toàn này mà người dùng hoàn toàn có thể yên tâm mỗi khi sử dụng cầu thang máy.
  • Cơ chế hoạt động của hệ thống an toàn này đó chính là khi mất điện, hỗ trợ cabin thang máy đưa người dùng đến tầng gần nhất và mở cửa thoát ra ngoài. Đảm bảo không có bất cứ sự cố nào xảy ra hoặc bị kẹt thang máy.
  • Ngược lại, nếu thang máy không sử dụng hệ thống ARD sẽ rất nguy hiểm, dễ khiến người dùng bị kẹt hoặc khó xử lý trong một vài tình huống bất ngờ gây nên những rủi ro không đáng có. Trường hợp này chỉ nhờ người ngoài giúp đỡ bằng cách bấm chuông báo động hoặc gọi điện để thoát ra ngoài.

Trên đây là một số thông tin về nguồn điện cấp cho thang máy cũng như một vài lưu ý khi sử dụng để chủ đầu tư cũng như khách hàng có thêm thông tin. Nếu bạn còn thắc mắc về thang máy vui lòng liên hệ ngay với chúng tôi để được giải đáp chi tiết nhất. Số hotline: 0974558223 giải đáp chi tiết nhất.

Cảm ơn bạn đã theo dõi bài viết nguồn điện cấp cho thang máy gia đình.

5/5 - (1 bình chọn)
Linh Nguyễn
Kết nối
Latest posts by Linh Nguyễn (see all)

Viết một bình luận